Bài 58: TỔNG KẾT CHƯƠNG III: QUANG HỌC
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Ta nhận biết được một vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng)
2. Ta nhận biết được hóa năng, điện năng, quang năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
2. Ta nhận biết được hóa năng, điện năng, quang năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.
3. Nói chung, mọi quá trình biến đổi đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
I. TỰ KIỂM TRA
1. Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước, chếch 300 so với mặt nước.
a. Có hiện tượng gì xảy ra đối với tia sáng khi truyền qua mặt nước? Hiện tượng đó gọi là hiện tượng gì?
b. Góc tới bằng bao nhiêu độ? Góc khúc xạ lớn hơn hay nhỏ hơn 600?
Đáp án:
a. Tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa nước và không khí (mặt nước) sau đó đi vào trong nước. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
b. Góc tới bằng 600. Góc khúc xạ nhỏ hơn 600.
2. Nêu hai đặc điểm của thấu kính để có thể nhận biết đó là thấu kính hội tụ.
Đáp án: Hai đặc điểm của thấu kính hội tụ là:
+ Đặc điểm 1: Nếu ta dùng ta sờ vào thấu kính, nếu thấy phần rìa mỏng hơn phần giữa là thấu kính hội tụ.
+ Đặc điểm 2: Chiếu những chùm tia sáng song song đến thầu kính thì chùm tia ló hội tụ tại một điểm.
3.Chiếu vào thấu kính hội tụ một tia sáng song song với trục chính . Hãy vẽ tia sáng ló ra sau thấu kính.
Đáp án:
Đáp án:
5. Thấu kính có phần giữa mỏng hơn phần rìa là thấu kính gì?
Đáp án: Thấu kính phân kì
6. Nếu ảnh của tất cả các vật đặt trước một thấu kính đều là ảnh ảo thì thấu kính đó là thấu kính gì?
Đáp án: Thấu kính phân kì
7. Vật kính của máy ảnh là loại thấu kính gì? Ảnh của vật cần chụp hiện lên ở đâu?Ở máy ảnh thông thường thì ảnh nhỏ hơn hay lớn hơn vật? Cùng chiều hay ngược chiều so với vật?
Đáp án: Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ. Ảnh của vật cần chụp hiện trên phim trong máy. Ảnh nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật.
8. Xét về mặt quang học, hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? Hai bộ phận đó tương tự như những bộ phận nào trong máy ảnh?
Đáp án: Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thuỷ tinh thể và màng lưới. Thuỷ tinh thể đóng vai trò như vật kính của máy. Màng lưới đóng vai trò như phim trong máy ảnh.
9. Giới hạn xa nhất và gần nhất trên khoảng nhìn rõ của mắt mỗi người gọi là những điểm gì?
Đáp án: Điểm xa nhất của mắt có thể nhìn thấy rõ mà mắt không cần điều tiết là điểm cực viễn (CV). Điểm gần mắt nhất mà mắt có thể nhìn thấy rõ mà mắt điều tiết cực đại là điểm cực cận (CC).
10. Nêu hai biểu hiện thường thấy của tật cận thị.Khắc phục tật cận thị là làm cho mắt cận có thể nhìn rõ những vật ở gần hay ở xa mắt? Kính cận là loại kính gì?.
Đáp án: Hai biểu hiện thường thấy của tật cận thị là: nhìn gần thì thấy nhưng nhìn xa thì không thấy rõ. Ngồi trong phòng học không nhìn thấy rõ những vật ngoài sân, ngồi dưới lớp không nhìn thấy rõ chữ viết trên bảng.
11. Kính lúp là dụng cụ dùng để làm gì? Kính lúp là loại thấu kính gì? Tiêu cự của kính lúp có đặc điểm gì?
Đáp án: Kính dùng để quan sát các vật nhỏ như: con kiến, chữ viết, con muỗi,…Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
12. Hãy nêu một ví dụ về nguồn phát ra ánh sáng trắng và hai ví dụ về cách tạo ra ánh sáng đỏ.
Đáp án:
+ Nguồn phát ra ánh sáng trắng là: mặt trời.
+ Cách tạo ra ánh sáng đỏ: cách 1 là cho ánh sáng trắng đi qua tấm lọc màu đỏ. Cách 2 là dùng nguồn sáng màu đỏ như đèn laze hoặc đèn LED đỏ.
13. Làm thế nào để nhận biết trong chùm sáng do một đèn ống phát ra có những ánh sáng màu nào?
Đáp án: Dùng lăng kính để phân tích hoặc dùng đĩa CD để phân tích ánh sáng.
14. Làm thế nào để trộn hai ánh sáng có màu khác nhau? Sau khi trộn, màu của ánh sáng thu được có phải là một trong hai màu ban đầu hay không?
Đáp án: Có 2 cách trộn: cách 1là chiếu hai màu ánh sáng đó vào cùng một vị trí trên màn ảnh.Cách 2 là dán 2 màu ánh sáng đó trên 1 đĩa tròn sau đó quay đĩa tròn đó với vận tốc vừa phải. Sau khi trộn thì ta thu được màu khác so với hai màu ban đầu.
15. Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy trắng ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì? Nếu thay bằng tờ giấy màu xanh, ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì?.
Đáp án: Chiếu ánh sáng đỏ vào một tờ giấy trắng thì ta sẽ thấy ánh sáng màu đỏ, nếu thay tờ giấy màu xanh thì ta sẽ thấy một màu khác với màu đỏ.
16. Trong việc sản xuất muối, người ta lấy nước biển vào các ruộng muối rồi phơi nắng . Người ta đã sử dụng tác dụng gì của ánh sáng?
Đáp án: Người ta sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng.
II. VẬN DỤNG
17. Bạn Lan chiếu một tia sáng đi từ không khí vào nước và đo góc tới và góc khúc xạ. Hãy chỉ cặp số liệu nào có thể là kết quả mà Lan thu được.
A. Góc tới bằng 40030’; Góc khúc xạ bằng 600.
B. Góc tới bằng 600’; Góc khúc xạ bằng 40030’.
C. Góc tới bằng 900’; Góc khúc xạ bằng 00.
D. Góc tới bằng 00’; Góc khúc xạ bằng 900.
Đáp án: B
18. Đặt một vật sáng có dạng chữ L vuông góc với một trục chính của một thấu kính hội tụ, song song với mặt thấu kính, cách thấu kính 30 cm. Thấu kính đó có tiêu cự 15 cm. Ta sẽ thu được ảnh như thế nào?
A. Ảnh thật, cách thấu kính 60 cm.
B. Ảnh thật, cách thấu kính 30 cm.
C. Ảnh ảo, cách thấu kính 60 cm.
D. Ảnh ảo, cách thấu kính 30 cm.
Đáp án: B
A. 1 cm B. 5 cm C. 20 cm D. 40 cm
Đáp án: B
20. Bác Hoàng, Bác Liên và Bác Sơn đi thử mắt. Bác Hoàng nhìn rõ các vật cách mắt từ 25 cm trở ra; Bác Liên nhìn rõ các vật cách mắt từ 50 cm trở ra; Bác Sơn chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 50cm trở lại. Mắt bác nào bị cận nặng, mắt bác nào là mắt lãovà mắt bác nào là bình thường?
A. Mắt bác Hoàng là mắt cận; Mắt bác Liên bình thường; Mắt bác Sơn là mắt lão.
B. Mắt bác Hoàng là mắt lão; Mắt bác Liên bình thường; Mắt bác Sơn là mắt cận.
C. Mắt bác Hoàng là mắt bình thường; Mắt bác Liên là mắt cận; Mắt bác Sơn là mắt lão.
D. Mắt bác Hoàng là mắt bình thường; Mắt bác Liên là mắt lão; Mắt bác Sơn là mắt cận.
Đáp án: D
21. Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một thành phần 1, 2, 3, 4 để thành câu có nội dung đúng.
a. Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ ta sẽ thu được ánh sáng b. Vật màu xanh có khả năng tán xạ mạnh ánh sáng c. Trộn ánh sáng màu vàng với ánh sáng màu xanh da trời ta sẽ được ánh sáng d. Mọi ánh sáng đều có | 1. tác dụng nhiệt. 2. màu lục. 3. màu xanh. 4. màu đỏ |
Đáp án: 1-d, 2-c,3-b, 4-a
22. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với một trục chính của thấu kính phân kì, điểm A nằm trên trục chính, cách thấu kính 20 cm. Thấu kính có tiêu cự 20cm .
a. Hãy vẽ ảnh của vật AB cho bởi thấu kính đó.
b. Đó là ảnh thật hay ảnh ảo.
c. Ảnh cách thấu kính bao nhiêu centimet?
Đáp án:
a. Vẽ hình
b. Ảnh ảo.
c. Ảnh cách thấu kính 10cm
23. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm. Máy ảnh được hướng để chụp một vật cao 40 cm, đặt cách máy 1,2 m.
a. Hãy dựng ảnh của vật trên phim (không cần đúng tỉ lệ).
b. Dựa vào hình vẽ tính độ cao của ảnh trên phim.
Đáp án:
a. Vẽ ảnh.
b.
24. Một người đứng ngắm một cái cửa cách xa 5m. Cửa cao 2m, tính độ cao của cái cửa trên màn lưới của mắt. Coi thể thủy tinh như một thấu kính hội tụ cách màng lưới 2cm.
Đáp án:
25.
a. Nhìn một ngọn đèn dây tóc qua một kính lọc màu đỏ , ta thấy ánh sáng màu gì?
b. Nhìn ngọn đèn đó qua kính lọc màu lam, ta thấy ánh sáng màu gì?
c. Chập hai kính lọc nói trên với nhau và nhìn ngọn đèn, ta thấy ánh sáng màu đỏ sẫm. Đó có phải là trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng lam hay không? Tại sao?
Đáp án:
a. Ta sẽ thấy ánh sáng màu đỏ.
b. Ta sẽ thấy ánh sáng màu lam
c. Đó không phải là trộn màu mà đó là hiện tượng phân tích ánh sáng .
26. Có một nhà trồng các chậu cây cảnh dưới một giàn hoa rậm rạp. Các cây cảnh bị còi cọc đi, rồi chết. Hiện tượng này cho thấy tầm quan trọng của tác dụng gì ánh của ánh sáng mặt trời? Tại sao?
Đáp án: Tầm quan trọng của tác dụng sinh lí của ánh sáng mặt trời. Cây chết là do tác dụng sinh học của ánh sáng. Không có ánh sáng cây không thể quang hợp để tạo ra chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây, chính vì vậy mà cây còi cọc và chết đi.
59.1 Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt khi vật đó có khả năng nào ?
A. Làm tăng thể tích vật khác.
B. Làm nóng một vật khác.
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
D. Nổi được trên mặt nước
Đáp án:B
59.2 Trong các dụng cụ tiêu thụ điện năng, điện năng được biến đổi thành dạng năng lượng nào để có thể sử dụng trực tiếp ? Cho ví dụ.
Đáp án: Điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Ví dụ như bàn là, nồi cơm điện.
59.3 Trong chu trình biến đổi của nước biển (từ nước thành hơi, thành mưa trên nguồn, thành nước chảy trên suối, sông về biển) có kèm theo sự biến đổi của năng lượng từ dạng nào sang dạng nào ?
Đáp án: Quang năng của ánh sáng mặt trời biến đổi thành nhiệt năng làm nóng nước; Nước nóng bốc hơi thành mây bay lên cao có thế năng; Giọt mưa từ đám mây rơi xuống thì thế năng chuyển thành động năng; Nước từ trên cao chảy xuống suối, sông ra biển thì thế năng của nước biển thành động năng.
59.4 Con người muốn hoạt động (đi lại, giữ ấm cơ thể…) cần phải có năng lượng. Năng lượng đó do đâu mà có và đã được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào ?
Đáp án: Thức ăn vào cơ thể xảy ra các phản ứng hóa học, hóa năng biến thành nhiệt năng làm nóng cơ thể, hóa năng thành cơ năng làm các cơ bắp hoạt động.
59.5 Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?
A. Đứng yên.
B. Chuyển động.
C. Phát sáng.
D. Đổi màu.
Đáp án: B
59.6 Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?
A. Có thể kéo, đẩy các vật khác.
B. Có thể làm biến dạng các vật khác.
C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật khác.
D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.
Đáp án: C
59.7 Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng?
A. Cơ năng.
B. Điện năng.
C. Hóa năng.
D. Quang năng.
Đáp án: B
59.8 Trong nồi nước đang sôi bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?
A. Động năng thành thế năng.
B. Nhiệt năng thành cơ năng.
C. Nhiệt năng thành hóa năng.
D. Hóa năng thành cơ năng.
Đáp án: B
59.9 Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?
A. Núm đinamô quay, đèn bật sáng.
B. Tốc độ của vật tăng, giảm.
C. Vật đổi màu khi bị cọ xát.
D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.
Đáp án: A
No comments:
Post a Comment